Công ty TNHH Đầu tư Vinamob, vi sao tai khoan cua ban bi giam, tai khoan dien thoai giam khong ro nguyen nhan la vi dau, tai khoan giam khong ro nguyen nhan, can than khi su dung dien thoai trung quoc, nguyen nhan that su cua viec tai khoan dien thoai bi giam, Vinamob moc tui khac hang viet nhu the nao
Giỏ hàng :
Th11 8 2015

Bóc trần thủ đoạn ‘móc túi’ khách hàng của Vinamob

1849 Lượt xem

Điện thoại  “Nokia K60” có giá hơn  500.000 đồng tại Việt Nam.

Trong tháng 10/2015 thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đã phát hiện Công ty TNHH Đầu tư Vinamob (do ông Lian Kwok Keong, quốc tịch Singapore làm Tổng Giám đốc) đã cấu kết với 3 doanh nghiệp trụ sở tại Trung Quốc cung cấp dịch vụ nội dung thông qua việc cài đặt sẵn các mã lệnh nhắn tin đến đầu số 8×61 trên các máy điện thoại Trung Quốc.

Cụ thể, 3 công ty nói trên đã thiết lập hệ thống thiết bị máy chủ đặt tại Trung Quốc để kết nối với hệ thống thiết bị của Vinamob đặt tại Việt Nam phục vụ hoạt động phi pháp. Toàn bộ nội dung tin nhắn trả về cho khách hàng được truy xuất từ máy chủ của 3 đối tác, máy chủ của Vinamob chỉ thực hiện chức năng tính cước, ghi lại nội dung tin nhắn đến và đi của máy khách hàng để đối soát với các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam.

Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội phát hiện Vinamob bắt đầu hợp tác với Công ty Global Wireless Consulting (trụ sở tại Bắc Kinh) từ ngày 25/3/2011 để cung cấp dịch vụ với mã lệnh G11, G22, G23, G44, G55, G66, G77, G88.  Nội dung thông tin số cung cấp cho khách hàng gồm các đoạn chữ không có dấu và không có ý nghĩa, hoặc dẫn đến một trang web. Ví dụ: “Xin vui long mo GPRS, ket noi Wap de tai ve nhung dien vien xiec dieu luyen.3gp http://p.sqage…”; “Hom nay ba to ra rat nhuc nhat, lam cho dong nghiep that vong, khong co gi ca moi co the dat ket qua”…

Thanh tra Sở đã làm việc với một chủ sử dụng điện thoại nhãn hiệu Nokia K60 (là điện thoại nhái thương hiệu Nokia) và phát hiện trên máy cài sẵn phần mềm ứng dụng ở mục Giải trí gồm trắc nghiệm, tỷ giá – giá vàng, tin tức giải trí… Khi lựa chọn dịch vụ, trên giao diện phần mềm không có thông tin về giá tiền bao nhiêu, ứng dụng tự động gửi tin nhắn MO đến đầu số 8×61 để yêu cầu dịch vụ và tài khoản điện thoại bị trừ tiền.

Theo thống kê ban đầu, từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015, số lượng tin nhắn tính cước là 504470 tin, số tiền các thuê bao di động phải trả là hơn 1.153.482.259 đồng.

ZES Z10 có giá chưa tới 200.000 đồng trên thị trường.

Cùng đó, Vinamob hợp tác với Công ty Bei Jing Chang Yuan Hong Da Technology (HK Canal, trụ sở tại Bắc Kinh) để cung cấp dịch vụ với mã lệnh YOL có thể tải nhạc, hợp đồng ký kết từ ngày 21/2/2013.

Sau khi kiểm tra với hai chủ sử dụng điện thoại Nokia 2700 C-2 và ZES Z10, đoàn thanh tra phát hiện hai điện thoại này không có phần mềm ứng dụng nào để người dùng có thể sử dụng được dịch vụ trên đầu số 8×61.

Người sử dụng khi kiểm tra tài khoản thấy bị trừ tiền nhưng không biết nguyên nhân vì sao do điện thoại đã tự động gửi tin nhắn đến đầu số 8×61 và tin nhắn trả về từ đầu số 8×61 không hiển thị trên máy, cũng không lưu tại hộp tin nhắn đến (nhưng trên hệ thống kỹ thuật của Vinamob vẫn ghi đầy đủ tin nhắn đến và tin nhắn trả về của máy khách hàng, hệ thống tính cước của doanh nghiệp viễn thông vẫn trừ tiền của khách hàng.

Đáng chú ý, trong số hai máy điện thoại được kiểm tra thì chỉ có 1 máy kết nối được internet, máy còn lại chỉ có chức năng gọi điện và nhắn tin. Đoàn thanh tra đã cùng đại diện Vinamob gọi điện đến 5 khách hàng bị trừ tiền thì tất cả đều khẳng định không sử dụng dịch vụ trên đầu số 8×61.

Từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015, lượng tin nhắn tính cước là 65.432 tin và số tiền chủ thuê bao phải trả là 895.808.200 đồng.

Đối với công ty thứ ba là Phone Me Technology (Shiny Mobi), Vinamob cung cấp dịch vụ với mã lệnh SHN, SHG, hợp đồng ký từ 26/2/2013.

Theo thống kê từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015, lượng tin nhắn bị tính cước là 104.357 tin, số tiền chủ thuê bao di động phải trả là 625.118.240 đồng; các nạn nhân chủ yếu ở các tỉnh xa như Quảng Nam, Đắc Lắc, Kiên Giang…

Qua vụ việc, thanh tra Sở TT&TT Hà Nội kiến nghị: hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động được các doanh nghiệp sở hữu đầu số hợp tác kinh doanh với nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, trong khi đó các doanh nghiệp sở hữu đầu số chỉ như một kênh thanh toán dịch vụ cho các đối tác. Do vậy, đề nghị Bộ TT&TT sớm ban hành thông tư quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng đối tượng tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này.

Cùng đó, hoạt động cài đặt sẵn mã lệnh nhắn tin, trừ tiền trong tài khoản của một số doanh nghiệp nước ngoài với thủ đoạn chiếm đoạt tiền của người dùng hết sức tinh vi, đã ẩn toàn bộ thông tin mà người dùng có thể nhận biết được, khiến người dùng lo ngại khi sử dụng điện thoại di động, không tin tưởng vào dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông trong nước.

Sở TT&TT Hà Nội cũng đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương rà soát các dịch vụ cung cấp qua đầu số, đặc biệt quan tâm các dịch vụ tích hợp mã lệnh nhắn tin trên ứng dụng và khóa mã lệnh khi phát hiện nội dung không phù hợp với kịch bản, khi có nhiều khiếu nại của khách hàng.

Tin liên quan

HEAD OFFICE

    Bản quyền (c) 2012 Công Ty TNHH Công Nghệ Tân Á Long

    Số 3 Phố Hàng Rươi-Phường Hàng Mã-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội / ĐT: 0906 226 069

     

     

     

     

     

    Công ty Công nghệ Tân Á Long chỉ duy nhất 2 website:  https://maytinhbang-vn.vn, https://manhinhcongnghiep.com

Link bạn bè: in ảnh lên gỗ | sửa chữa máy tính bảng| linh kiện máy tính bảng | Dien thoai sieu ben | dịch vụ in anh dep thứ hai Hà Nội | Thiết kế web Hải Phòng | Lắp Mạng FPT | Diễn đàn rao vặt | Đánh giá điện thoại | laptop cũ | Đại học Thái Nguyên Thai Nguyen University new travel Tuyển sinh Đại học Thái Nguyên 2015 | Thi công nội thất, Thi công shop | ket qua xo so | Công dụng của tỏi đen | Máy đo huyết áp Omron | Microlife vietnam | co nhan tao | ban can ho the estella ban biet thu quan 2 dien dan rao vat
Thiết kế website và SEO bởi: trungbatigol.com